Hiện nay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các doanh nghiệp từ bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều thúc đẩy sự tăng trưởng về mọi mặt của mình để bắt kịp với nhịp độ của nền kinh tế nước nhà. Kéo theo, nhu cầu bổ sung vốn lưu động để mở rộng sản xuất, và phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn.
Hiểu được vấn đề và nhận thấy vai trò quan trọng của mình trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, VietBank đã đưa ra nhiều chính sách, sản phẩm vay để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn tốt, chính thống một cách tốt nhất. Tuy nhiên để được ngân hàng giải ngân thì doanh nghiệp cần lưu ý một vài trọng điểm trong thủ tục lẫn cách thức để cả hai bên đạt được hiệu quả giao dịch nhất có thể!
1. Những điều cần lưu ý khi vay vốn doanh nghiệp
Doanh nghiệp trước khi vay vốn hẳn đã phải cân nhắc kĩ lưỡng về quyết định này, tuy nhiên cân nhắc đúng hướng là khi xác định được điều kiện và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Nên trả lời các câu hỏi : vay làm gì? Vay bao nhiêu? Có thật sự cần vay không? Sau khi vay sẽ đạt được gì mà trước khi vay không có được? Và sẽ trả như thế nào? Nguồn tiền để trả?
Bởi một thực tế rất hiển nhiên mà nhiều khi chúng ta dễ quên chính là ngoài việc phải trả lại số nợ gốc cho ngân hàng thì các doanh nghiệp còn phải trả thêm những khoản phí, lãi suất mà ngân hàng áp dụng. Đến với một ngân hàng như VietBank vốn nổi bật bởi thời hạn vay dài và lãi suất ưu đãi thì doanh nghiệp có thể yên tâm phần nào về mặt tài chính nhưng vẫn phải luôn cân nhắc bởi chỉ khi xác định được mục đích sử dụng vốn vay thì ngân hàng mới có thể đưa ra những sản phẩm vay với lãi suất hợp lý nhất cho doanh nghiệp.
Tiếp theo, chính là hiểu rõ điều kiện để doanh nghiệp có thể vay vốn tại ngân hàng. Không riêng gì VietBank mà hầu như ở tất cả các ngân hàng khác, khi tiến hàng vay vốn các doanh nghiệp phải cung cấp được những giấy phép đăng ký kinh doanh và đối với một số sản phẩm vay đòi hỏi doanh nghiệp cần hoạt động ít nhất từ 2-3 theo thời gian ghi nhận trên giấy đăng ký ( Sản phẩm vay tài trợ hợp đồng đầu ra trong nước của VietBank).
Yếu tố thứ 2 là vốn tự có, để vay được vốn thường thì các doanh nghiệp phải có đảm bảo được vốn tự có tham gia vào hoạt động kinh doanh ít nhất là 2 năm. Nên nhớ vốn ngân hàng cung cấp có tính chất tài trợ, hỗ trợ. Cuối cùng, để vay được vốn, doanh nghiệp phải chưa có nợ xấu trước đây. Đây gọi là điểm uy tín tín dụng, và rất dễ hiểu vì sao ngân hàng yêu cầu điều này, nó rất cần thiết để xây dựng lòng tin giữa cả hai bên.
2. Hồ sơ vay vốn doanh nghiệp Vietbank
Về hồ sơ vay vốn, VietBank đã chuẩn bị 12 sản phẩm vay với một vài thủ tục, hồ sơ khác nhau để phù hợp với đối tượng, mục đích vay vốn của các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng chung qui vẫn cần các giấy tờ cơ bản. Trước tiên là các giấy tờ pháp lí như Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh, điều lệ công ty, giấy tờ chứng minh doanh tính của người đại diện công ty, giấy đăng ký thuế,….
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, hợp đồng mua bán hàng, báo cáo tài chính của công ty trong vòng 2 năm gần nhất,….Phương án vay vốn: doanh nghiệp cần chứng minh cho VietBank thấy những phương án về sản xuất, đầu tư trong tương lai để đảm bảo về số nợ cần vay,…
Tài sản thuế chấp: giấy tờ bất động sản, máy móc thiết bị, giấy tờ có giá trị như trái phiếu, phiếu,….( Đối với VietBank có những sản phẩm vay không yêu cầu tải sản đảm bảo nhưng khách hàng vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu khác mà ngân hàng đưa ra) (theo thitruongtaichinh.org) .
Phía trên đây là sơ lược về các thủ tục vay vốn ngân hàng VietBank dành cho đối tượng doanh nghiệp. Nhìn chung, về phần các giấy tờ bắt buộc cần sự chuẩn bị kĩ càng như bất kì hoạt động nào khác thì thủ tục còn lại của VietBank là khá đơn giản, đặc biệt ở một vài chương trình vay còn dễ dàng nhanh chóng hơn khi ngân hàng đã khéo léo đơn giản hóa những công đoạn không cần thiết.
>>> xem thêm: Có nên vay tiền mua nhà hay không?